Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách đường thủy nội địa
UBND thành phố vừa phê duyệt Quyết định số 3273/QĐ-UBND ngày 19-12-2022 ban hành Kế hoạch phát triển vận tải hành khách đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách đường thủy nội địa, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng; đồng thời, kiểm soát chặt chẽ việc phát triển phương tiện phục vụ hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng phương tiện thủy nội địa trên địa bàn thành phố.
UBND thành phố vừa phê duyệt Quyết định số 3273/QĐ-UBND ngày 19-12-2022 ban hành Kế hoạch phát triển vận tải hành khách đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách đường thủy nội địa, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng; đồng thời, kiểm soát chặt chẽ việc phát triển phương tiện phục vụ hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng phương tiện thủy nội địa trên địa bàn thành phố.
Kế hoạch cũng nhằm mục đích phát triển đội tàu theo hướng đa dạng, ưu tiên khuyến khích phát triển các loại tàu có thiết kế mang tính hiện đại, tính an toàn cao, bảo vệ môi trường và phù hợp với cảnh quan trên các tuyến vận tải; khuyến khích đầu tư đóng mới, nhập khẩu, chuyển đổi phương tiện thủy nội địa sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh. Đảm bảo sự phát triển đồng bộ, cân đối giữa phương tiện vận tải hành khách du lịch, cảng, bến thủy nội địa và điểm đến du lịch trên tuyến đường thủy nội địa. Phát triển các tuyến vận tải đường thủy nội địa nhằm kết nối các điểm đến du lịch (khu du lịch, điểm du lịch, khu vui chơi giải trí, dịch vụ...); nghiên cứu đưa một số tuyến vận tải thủy trở thành tuyến vận tải xanh.
Theo đó, các tuyến sông Hàn - cầu Trần Thị Lý phát triển kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, với lộ trình: cảng, bến xuất phát đầu tiên (trong phạm vi cầu Nguyễn Văn Trỗi – cầu Thuận Phước) - hạ lưu cầu Nguyễn Văn Trỗi - thượng lưu cầu Thuận Phước - cảng, bến đích cuối cùng; thời gian hoạt động trên tuyến bắt đầu từ 7 giờ 30 và kết thúc lúc 23 giờ 00.
Các tuyến sông Hàn đi vịnh Đà Nẵng phát triển kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, với lộ trình: cảng, bến xuất phát đầu tiên (giữa cầu Nguyễn Văn Trỗi - cầu Thuận Phước) - cầu Thuận Phước - cửa biển – điểm đến theo quy định - cảng, bến đích cuối cùng; thời gian hoạt động trên tuyến bắt đầu từ 7 giờ 30 và kết thúc lúc 17 giờ 30, riêng tàu nhà hàng nổi kết thúc trước 23 giờ 00.
Các tuyến sông Cu Đê - Trường Định phát triển kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, với lộ trình: cảng, bến xuất phát đầu tiên - Trường Định - điểm đến theo quy định - cảng, bến đích cuối cùng; thời gian hoạt động trên tuyến bắt đầu từ 7 giờ 30 và kết thúc 17 giờ 30, riêng tàu nhà hàng nổi kết thúc trước 23 giờ 00.
Các tuyến sông Cu Đê - vịnh Đà Nẵng phát triển kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, với lộ trình: cảng, bến xuất phát khu vực cửa sông Cu Đê - vịnh Đà Nẵng - điểm đến theo quy định - cảng, bến đích cuối cùng; thời gian hoạt động trên tuyến bắt đầu từ 7 giờ 30 và kết thúc 17 giờ 30, riêng tàu nhà hàng nổi kết thúc trước 23 giờ 00.
Các tuyến vận tải trên sông (trừ tuyến sông Hàn - cầu Trần Thị Lý - sông Cu Đê - Trường Định) phát triển kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, với lộ trình: cảng, bến xuất phát đầu tiên - điểm đến theo quy định - cảng bến đích cuối cùng; thời gian hoạt động trên tuyến bắt đầu từ 7 giờ 30 và kết thúc 17 giờ 30, riêng tàu nhà hàng nổi kết thúc trước 23 giờ 00.
Khu vực bán đảo Sơn Trà phát triển kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, với lộ trình: cảng, bến xuất phát đầu tiên - hòn Sụp - bãi Nam - bãi Đa – điểm đến theo quy định – cảng, bến đích cuối cùng; thời gian hoạt động trên tuyến bắt đầu từ 7 giờ 30 và kết thúc 17 giờ 30, riêng tàu nhà hàng nổi kết thúc trước 23 giờ 00.
Các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo phát triển kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, với lộ trình: cảng, bến xuất phát và đích cuối cùng cảng, bến trên tuyến; thời gian hoạt động trên tuyến bắt đầu từ 7 giờ 30 và kết thúc 17 giờ 30, riêng tàu nhà hàng nổi kết thúc trước 23 giờ 00.
yêu cầu chung về phương tiện, trang thiết bị đối với phương tiện vận tải hành khách trên các tuyến vận tải
Ngoài quy định hiện hành về phương tiện, trang thiết bị đối với phương tiện vận chuyển khách du lịch bằng đường thủy nội địa, các phương tiện phải tuân thủ các yêu cầu sau:
- Tất cả các phương tiện thủy nội địa phải được cơ quan Đăng kiểm kiểm tra và chứng nhận phù hợp theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng mới phương tiện thủy nội địa.
-Phương tiện có vùng hoạt động phù hợp với phạm vi đăng ký hoạt động kinh doanh vận tải hành khách đường thủy nội địa.
-Phương tiện khi hoạt động ở vịnh Đà Nẵng, vùng nước cảng biển Đà Nẵng thuyền trưởng có trách nhiệm thông báo đến Cảng vụ Hàng hải Đà Nẵng và chịu sự giám sát, điều động của hệ thống giám sát, quản lý hàng hải tàu thuyền Đà Nẵng (VTS Đà Nẵng) - thuộc Cảng vụ Hàng hải Đà Nẵng.
-Kích thước, khả năng khai thác (sức chở cho phép) của phương tiện đăng ký hoạt động trên tuyến vận tải phải phù hợp với cấp kỹ thuật của luồng tuyến đường thủy nội địa, khả năng tiếp nhận phương tiện (số lượng, thông số kỹ thuật) cảng, bến được cơ quan có thẩm quyền công bố và chiều cao tĩnh không các công trình vượt sông trên tuyến.
-Phương tiện phải được cơ quan Cảnh sát Phòng cháy chừa cháy có thẩm quyền kiểm tra và chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.
-Phương tiện lần đầu đăng ký hoạt động là phương tiện được đóng mới chưa qua sử dụng hoặc phương tiện nhập khẩu theo quy định. Trong trường hợp phương tiện đã qua sử dụng nhưng có đặc điểm kỹ thuật đặc biệt, cần báo cáo UBND thành phố xem xét quyết định.
-Đối với phương tiện hoạt động trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo, khuyến khích sử dụng phương tiện có kết cấu hai thân.
-Ưu tiên phát triển phương tiện thủy nội địa sử dụng điện, năng lượng xanh.
Về trang thiết bị, ngoài việc trang bị theo quy định hiện hành, các tàu khách được đóng mới sau ngày 1-1-2018 hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng phải trang bị hệ thống chống sét trên tàu; hệ thống chiếu sáng dự phòng; thiết bị phân ly nước thải hoặc thu gom nước thải (áp dựng với tàu nhà hàng nổi). Phòng vệ sinh có xử lý chất thải theo quy trình khép kín (không xả trực tiếp ra môi trường bên ngoài), bố trí tối thiểu 1 phòng đối với phương tiện có sức chở cho phép đến 50 khách, 2 phòng đối với phương tiện có sức chở cho phép trên 50 khách; có bồn cầu, chậu rửa, vòi nước, gương treo tường, biểu hiệu phòng vệ sinh. Thiết bị phát hình hoặc các hình thức phù hợp khác để hướng dẫn cho hành khách sử dụng các trang thiết bị trên phương tiện. Thiết bị nhận dạng tự động (gọi là AIS) cấp độ A cho phương tiện có tuyến hoạt động với khoảng cách giữa hai đầu tuyến hoặc cách bờ lớn hơn 15km; cấp độ B cho phương tiện có tuyến hoạt động với khoảng cách giữa hai đầu tuyến hoặc cách bờ không lớn hơn 15km. Ca-mê-ra giám sát trên phương tiện đảm bảo quan sát các khoang hành khách trên phương tiện. Không lắp đặt, sử dụng ca-mê-ra quan sát tầm xa, quan sát ngầm và ra đa dò nhiệt trên phương tiện.
Các tổ chức, cá nhân không tự ý đóng mới phương tiện (kể cả mua bán, tặng cho phương tiện thủy nội địa từ địa phương khác về Đà Nẵng dưới mọi hình thức) để đăng ký hoạt động kinh doanh vận tải hành khách đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố.
Trong trường hợp có nhu cầu kinh doanh vận tải hành khách đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố, các tổ chức, cá nhân lập phương án kinh doanh gửi về Sở Giao thông vận tải để xem xét báo cáo UBND thành phố. Phương án kinh doanh nêu rõ: loại hình kinh doanh vận tải (theo Nghị định số 110/2014/NĐ-CP ngày 20-11-2014 của Chính phủ, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 128/2018/NĐ-CP ngày 24-9-2018); phạm vi hoạt động phương tiện; phương án neo đậu phương tiện; cảng bến xuất phát và đích cuối cùng; thời gian thực hiện đầu tư đóng mới phương tiện; thuyết minh chung về phương tiện (vật liệu, cấp phương tiện, tổng công suất máy chính, kích thước cơ bản, khả năng khai thác (số hành khách); bản vẽ thiết kế về bố trí chung khoang chở khách, ảnh phương tiện - phối cảnh 3D).
Các tổ chức, cá nhân cần có ý kiến thống nhất bằng văn bản hoặc hợp đồng với đơn vị quản lý cảng, bến cho phương tiện vào đón, trả hành khách (kể cả tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, khách sạn nổi). Không sinh sống theo quy mô hộ gia đình trên phương tiện. Có trách nhiệm đăng ký mẫu đồng phục và yêu cầu thuyền viên nhân viên mặc đồng phục, đeo thẻ nhân viên khi làm việc tại cảng, bến. Có hợp đồng thu gom, xử lý chất thải trên tàu, chất thải từ bể phốt vệ sinh, dầu cặn thu được từ khi sử dụng thiết bị phân ly dầu nước (hoặc thiết bị tương đương) với đơn vị đủ điều kiện theo quy định.
UBND thành phố giao Sở Giao thông vận tải hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có nhu cầu kinh doanh vận tải hành khách đuờng thủy nội địa thực hiện theo đúng Kế hoạch phát triển vận tải hanh khách đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025. Tham mưu UBND thành phố xem xét quyết định kế hoạch đầu tư đóng mới, điều chỉnh (tăng, giảm, thay thế) số lượng phương tiện hoạt động trên tuyến. Đồng thời, căn cứ vào kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa và nhu cầu phát triển vận tải hành khách, báo cáo đề xuất cơ quan có thẩm quyền công bố tuyến vận tải theo quy định.
Sở Giao thông vận có trách nhiệm phối hợp với Sở Giao thông vận tải các địa phương liên quan trong việc phát triển phương tiện, hạ tầng kỹ thuật trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo tuyến vận tải liên tỉnh. Chủ trì, phối hợp Sở Du lịch và các ngành, địa phương liên quan kiểm tra tích hợp các khu neo đậu phục vụ loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú trên tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, khách sạn nổi vào nội dung đề xuất kết cấu hạ tầng ngành giao thông và đồ án quy hoạch thành phố giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, làm cơ sở triển khai các thủ tục tiếp theo theo quy định.
UBND thành phố giao Sở Du lịch tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện theo Kế hoạch; cung cấp danh sách điểm đển du lịch được cấp phép (hoặc công bố) theo quy định trên đường thủy nội địa để làm cơ sở phát triển, công bố tuyến vận tải hành khách đường thủy nội địa. Bên cạnh đó, chủ trì, phối hợp với Công an thành phố, BCH Bộ đội Biên phòng thành phố, Sở Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan tham mưu UBND thành phố về kế hoạch phát triển loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú trên tàu thủy lưu tru du lịch ngủ đêm, khách sạn nổi theo quy định Luật Du lịch; hướng dẫn tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển theo kế hoạch.
Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân trong việc thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định pháp luật Việt Nam. UBND quận, huyện tham gia ý kiến về việc phát triển các tuyển vận tài đường thủy nội địa đi qua địa bàn quản lý; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc quản lý hoạt động giao thông đường thùy nội địa trên địa bàn.